MỤC LỤC:
Không nên dùng tỏi đen trong trường hợp nào?
Ăn tỏi đen hỗ trợ phòng chống nhiều bệnh lý và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên cũng như thực phẩm chức năng khác, tỏi đen chống chỉ định trong một số trường hợp nhất định. Vậy không nên dùng tỏi đen trong trường hợp nào? Cùng Chava Health tìm hiểu nhé!
Trường hợp dị ứng với tỏi đen
Tỏi đen không phải là sản phẩm phù hợp với cơ địa của tất cả mọi người. Nếu bạn dùng tỏi đen mà thấy xuất hiện các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi, dạ dày khó chịu hay nổi mẩn ngứa… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi đen. Đối với trường hợp này, không có cách nào khác là bạn nên ngừng việc ăn tỏi đen ngay để tránh bị dị ứng càng thêm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trường hợp đang dùng thuốc điều trị, thuốc đông máu
Kết quả của một nghiên cứu cho biết, tỏi đen có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc do một số tương tác giữa các thành phần có trong tỏi đen với thuốc. Vì vậy, khi đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ để biết có nên dùng tỏi đen hay không?
Đặc biệt trường hợp chuẩn bị và đang phải can thiệp phẫu thuật thì thì tuyệt đối không dùng tỏi đen vì nó gây mất tác dụng thuốc đông máu, gây xuất huyết trong quá trình tiến hành phẫu thuật…
Trường hợp thể trạng yếu, người có tạng nhiệt nóng
Trong cuốn “ thảo mọc tòng tâm” của Trung Hoa có nói đến tính chất của tỏi là tính cay, nóng, khiến sinh đờm, phát nhiệt cho nên đối với người thể trạng yếu, đang nóng sốt thì chớ nên ăn.
Tỏi đen có những công dụng tuyệt vời điều hòa huyết áp, ức chế thế nào ung thư, giải độc.. thế nhưng nếu ăn quá nhiều tác dụng phụ của tỏi đen sẽ xuất hiện và gây ra các triệu chứng như nóng trong người, tiêu tán khí huyết, buồn nôn, ói mửa, táo bón đặc biệt không tốt cho những người có sức khỏe yếu.
Trường hợp bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
Với khả năng kích thích hệ tiêu hóa, tỏi đen là thực phẩm chức năng không phù hợp đối với những người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Chất allicin có trong tỏi đen làm tăng kích thích thành ruột, gây tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng hoặc xảy ra những biến chứng không mong muốn. Vậy nên, nếu đang đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa, bạn nhất định phải bỏ tỏi đen ra xa thực đơn hàng ngày của mình.
Trường hợp bị bệnh về gan, thận
Ăn tỏi đen không tốt cho quá trình điều trị bệnh về gan như viêm gan, nóng gan, viêm gan virus…. Bởi vì một số thành phần trong dược phẩm này khi vào đến dạ dày và ruột sẽ gây kích thích mạnh, ức chế tiết dịch, khiến gan phải làm việc căng thẳng hơn bình thường.
Tỏi đen cũng được khuyến cáo không nên sử dụng đối với người đang điều trị bệnh thận, do sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị và tạo ra những tác dụng không mong muốn.
Trường hợp bị bệnh về mắt
Trung y có câu: “Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt”, trong tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt, do đó người xưa đề nghị những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt không nên ăn tỏi quá nhiều.
Vậy nên, nếu không muốn bệnh tình càng thêm trầm trọng thì những trường hợp có bệnh về mắt như chứng bệnh glocom, đục thủy tinh thể, đau mắt đỏ, viêm kết mạc… tuyệt đối không nên dùng tỏi đen. Kể cả trong quá trình chữa trị mắt bằng thuốc đông y, tỏi đen cũng trực tiếp ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của quá trình điều trị.
Thông tin trong bài viết là những giải đáp chính xác cho thắc mắc “không nên dùng tỏi đen trong trường hợp nào?”. Tỏi đen cô đơn Chava đem lại những công dụng diệu kỳ bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân, nhưng hãy nhớ khi gặp một trong các trường hợp trên thì hãy tạm thời dừng việc tỏi đen ngay nhé! Đừng quên ghé đọc thêm các bài viết khác của Chava Health để có thêm nhiều thông tin bổ ích về tỏi đen và sức khỏe.
➤ Xem thêm: Tỏi đen Chava – Hỗ trợ trị bách bệnh, bảo vệ sức khỏe
CHAVA HEALTH
✪ Hotline: 0929.0929.78
✪ Showroom: 249A Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
✪ Fanpage: https://www.fb.com/ChavaHealth/
MIỄN PHÍ vận chuyển toàn quốc.
Nhận hàng, kiểm tra hàng & thanh toán tại nhà.